Ấn Độ, Trung Quốc Đang Đua Nhau Gom Một Loại ‘Bảo Bối’ Của Việt Nam

April 16 2024
xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu

[Advantage Logistics] Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam trong tháng 2 đã thu về hơn 213 triệu USD với 194.644 tấn, giảm 23,6% về lượng và giảm 20% về trị giá so với tháng trước đó. Lũy kế 2 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu hơn 449.426 tấn với hơn 482 triệu USD, tăng mạnh 62,5% về lượng và tăng 48,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Các mặt hàng từ chất dẻo cũng chứng kiến mức tăng trưởng mạnh, thu về 905 triệu USD, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm trước.

xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu

Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, trong 2 tháng đầu năm, Indonesia là nhà nhập khẩu mặt hàng này lớn nhất của Việt Nam với 87.206 tấn, thu về hơn 93,6 triệu USD, tăng mạnh 93% về lượng và tăng 67% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với 71.117 tấn, tương đương với hơn 62,6 triệu USD, tăng 66% về lượng và tăng 58% về trị giá so với 2T/2023. Ấn Độ đứng thứ 3 với 29.128 tấn, kim ngạch cán mốc hơn 32,2 triệu USD, tăng 61% về lượng và tăng 49% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh 3 thị trường chủ đạo, nhựa và các sản phẩm nhựa Việt đã xuất khẩu đến hơn 160 quốc gia trên thế giới, có mặt khắp các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Úc và cộng đồng các quốc gia châu Âu như Đức, Pháp, Anh, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha… Trong năm 2023, Việt Nam đã thu về hơn 2,1 tỷ USD từ xuất khẩu mặt hàng này, giảm 6,1% về trị giá so với năm 2022.

xuất khẩu chất dẻo

Hiện nay, Việt Nam có thể sản xuất được các nguyên liệu như PVC, PP, PET, PS, PE, với tổng công suất gần 3 triệu tấn/năm. Nguồn nguyên liệu trong nước có thể đáp ứng 30% nhu cầu thị trường nội địa, 70% còn lại được nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới như Arab Saudi, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Singapore…

Theo Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhựa và các sản phẩm từ nhựa liên tục tăng mạnh những năm gần đây từ 1,5% năm 2015 lên 14% năm 2017 = đạt 2,5 tỷ USD và đến 2022 đạt 5,5 tỷ USD. Mức tăng trưởng trung bình từ 12 – 20%/năm. Tính chung toàn ngành nhựa Việt Nam, có gần 4.000 doanh nghiệp trên cả nước, trong đó 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung chủ yếu tại khu vực phía Nam.

Việc Việt Nam ký kết được các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nhựa bao bì. Các đối tác đang chuyển dần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng chi phí sản xuất rẻ; thuế xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và Châu Âu…được hưởng nhiều ưu đãi.

thị trường nhựa Việt Nam

Nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa tại thị trường châu Âu (EU), Nhật Bản vẫn ở mức cao, ngày càng ưa thích sản phẩm nhựa Việt Nam, nhất là sản phẩm ống nhựa và túi nhựa. Đây cũng được đánh giá là thị trường truyền thống, doanh nghiệp có khả năng thâm nhập tốt.

Theo cafef.vn

>> Có thể bạn quan tâm: 

>> Nhận báo giá các dịch vụ của Advantage Logistics tại đây: 

>> Thông tin liên hệ của chúng tôi:

Write a Reply or Comment

facebook zalo
(+84)909054866