[Advantage Logistics] Nhiều nông sản chủ lực của Việt Nam như cà phê, hồ tiêu, gạo đang đối diện với nguy cơ bị hạn chế khi xuất khẩu sang EU, hay sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm rõ rệt. Đây là những thách thức không nhỏ đối với nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Những rào cản khắt khe về chất lượng
Thông tin từ Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam), từ tháng 2/2025, EU sẽ chính thức áp dụng một số quy định về mức dư lượng tối đa (MRL). Trong danh mục các sản phẩm chịu ảnh hưởng có nhiều mặt hàng nông sản quan trọng như cà phê, hồ tiêu, gạo, sầu riêng, chuối, xoài, và các loại rau như hành, tỏi, ớt. Đây là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU và đã đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong nhiều năm qua.
Đáng chú ý, những năm gần đây, Trung Quốc nâng cao tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá, trong đó có gạo. Ở phân khúc gạo cao cấp, gạo thơm, nếp hay ST24… đòi hỏi khắt khe về chất lượng và mẫu mã bao bì. Trong khi đó, phân khúc trung bình nhà nhập khẩu Trung Quốc lại chuộng hàng giá rẻ, gạo tấm để chế biến. Phía bạn nhập lượng lớn nhưng ưu tiên giá rẻ nên doanh nghiệp Việt khó cạnh tranh với các đối thủ ở những quốc gia khác.
Nhận định về một số khó khăn của xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc, theo Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, những năm gần đây, hạn ngạch nhập khẩu gạo của Trung Quốc không có thay đổi nhiều. Hiện nay, Trung Quốc chỉ cho phép 21 doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo sang thị trường này (trong tổng số khoảng 200 doanh nghiệp đã được cấp phép).
Mặt khác, các sản phẩm gạo có mặt trên thị trường Trung Quốc đều có chất lượng tương đối cao bên cạnh việc các nước xuất khẩu rất chú trọng vào khâu đóng gói bao bì. Qua công tác nắm tình hình, Thương vụ nhận thấy bao bì gạo của Thái Lan, Lào có mặt tại hệ thống siêu thị của Trung Quốc được đóng gói rất bắt mắt và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Trung Quốc.
Hay với mặt hàng hồ tiêu, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) nhận định: giá tiêu nội địa của Trung Quốc đang thấp hơn so với hàng nhập khẩu. Thêm vào đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm hơn dự báo trong nửa đầu năm nay, nên nhu cầu chi tiêu của người dân giảm và lượng hàng tồn kho còn đủ dùng. Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam. VPSA cũng dự báo, nhu cầu nhập khẩu loại nông sản này từ thị trường Trung Quốc khó cải thiện ở nửa cuối năm.
Đầu tư công nghệ, tuân thủ để đi đường dài
Nhiều chuyên gia nhận định, những thay đổi nói trên không chỉ là thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn ảnh hưởng lớn đến nông dân và các đơn vị sản xuất trong nước. Các quy định khắt khe hơn từ EU sẽ buộc các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào công nghệ và quy trình sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn cao này. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất có thể tăng lên, làm giảm lợi nhuận cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
Khuyến nghị về giải pháp, TS. Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cho rằng, để vượt qua những thách thức này, Việt Nam cần phải nhanh chóng thích ứng và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu mới của EU. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, nông dân, và các cơ quan chức năng trong việc cải thiện quy trình sản xuất, kiểm soát chặt chẽ chất lượng và đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Về vấn đề này, TS Lê Thanh Hòa – Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho hay, mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã dần quen với sự khắt khe của EU và đã có những chuẩn bị để vượt qua được những hàng rào kỹ thuật, nhưng theo ông Lê Thanh Hòa, EU đặc biệt chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm đạt chuẩn, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, trước khi xuất khẩu sang EU, các doanh nghiệp tập trung kiểm nghiệm, kiểm soát về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để tránh việc hàng sang đến nơi bị phát hiện và phải tiêu hủy hoặc trả về.
Theo Tham tán Thương mại tại Trung Quốc Nông Đức Lai, Trung Quốc không chỉ là quốc gia có nhu cầu tiêu dùng gạo rất lớn, song nước bạn cũng là quốc gia sản xuất và có sản lượng gạo lớn nhất toàn cầu. Để gia tăng cơ hội xuất khẩu gạo vào thị trường Trung Quốc, cơ quan chức năng khuyến cáo doanh nghiệp cần theo dõi sát diễn biến thị trường gạo Trung Quốc, cập nhật thông tin thị trường, kịp thời nắm bắt các động thái mới nhất của thị trường nước nhập khẩu, ứng phó kịp thời cũng như nắm bắt thời cơ.
Hiện dòng gạo thơm, gạo cao cấp, gạo ST24, ST25 được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc nên các doanh nghiệp cần duy trì, phát huy và mở rộng thị phần, đồng thời tranh thủ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gạo Việt Nam tại thị trường này.
Advantage Logistics chúng tôi nhận làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu (kiểm dịch thực vật, C/O tất cả các form, Health Certificate, Phyto,…), vận chuyển nội địa và quốc tế (đường biển, đường bộ, đường hàng không, đa phương thức), ủy thác xuất nhập khẩu và cho thuê kho lạnh đặc biệt chúng tôi có thế mạnh về làm các mặt hàng nông sản và thủy hải sản. Nếu quý khách có nhu cầu, vui lòng liên hệ Mr. Quyền (SĐT/Zalo: 0909.054.866) hoặc Mr. Trực (SĐT/Zalo: 0938.444.043) để được tư vấn miễn phí và báo giá dịch vụ sớm nhất có thể nhé!
Theo kinhtedothi.vn
>> Có thể bạn quan tâm:
>> Nhận báo giá các dịch vụ của Advantage Logistics tại đây:
>> Thông tin liên hệ của chúng tôi:
-
-
- Địa chỉ: 55-57 Nguyễn Văn Giai, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM
- Email: nicky@advantage.vn / truc@advantage.vn
- Hotline (cell/ zalo/ viber): 0909.054.866 (Mr.Quyền) / 0938.444.043 (Mr.Trực)
- Web: https://advantage.vn
-