Các Loại Tàu Thường Dùng Trong Vận Tải Biển

August 21 2024
tàu container

Ngày nay, vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đang là phương thức phổ biến nhất bởi chi phí rẻ và khả năng chuyên chở hàng hóa lớn của nó. Vận tải biển chiếm khoảng 90% khối lượng thương mại và đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối giao thương xuất nhập khẩu toàn cầu. Tùy theo từng chức năng chuyên chở và nhu cầu khác nhau mà sử dụng loại tàu đặc thù phù hợp để vận chuyển hàng. Vậy cụ thể có những loại tàu nào thường được dùng trong vận chuyển hàng hóa? Hãy cùng Advantage Logistics tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Có những loại tàu vận chuyển hàng hóa nào?

1. Tàu container (Container Ship)

Container là đơn vị vận chuyển phổ biến trong thương mại quốc tế: một loại hộp cứng rắn được làm từ thép hoặc nhôm. Container được thiết kế để đóng gói và bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Và phương tiện vận chuyển container chính là tàu container (Container ship). Các tàu container thường có sức chứa lớn, chở được hàng nặng. Container thường được xếp chồng lên nhau, được cố định bằng các khớp nối, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.

– Tàu container cỡ lớn (Ultra Large Container Vessels – ULCVs): có kích thước trên18,000 TEU và được sử dụng chủ yếu trên các tuyến biển quốc tế.

– Tàu container cỡ lớn (Large Container Vessels – LCVs): kích thước từ khoảng 10,000 TEU đến dưới 18,000 TEU

– Tàu container cỡ trung (Medium Container Vessels – MCVs): có kích thước từ khoảng 3,000 TEU đến dưới 10,000 TEU.

– Tàu feeder: Đây là loại tàu container nhỏ hơn, có công suất thấp hơn và được sử dụng để kết nối các cảng nhỏ và cảng lớn. Tàu feeder thường có kích thước nhỏ hơn 3,000 TEU.

tàu chở container

2. Tàu chở hàng đông lạnh (Reefer Ship)

Các mặt hàng nhạy cảm về nhiệt độ được vận chuyển bằng loại tàu riêng-tàu Reefer ship. Loại tàu này được thiết kế và trang bị hệ thống làm lạnh và kiểm soát nhiệt độ, đảm bảo duy trì điều kiện nhiệt độ cần thiết cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.

Các mặt hàng thường được vận chuyển bằng tàu Reefer ship: hoa quả tươi, thủy hải sản và các mặt hàng nhạy cảm về điều kiện bảo quản khác.

tàu chở hàng đông lạnh

3. Tàu chở hàng bách hóa (General Cargo Vessels)

Là tàu chỉ dùng để chuyên chở hàng tạp hóa (hàng được đóng trong thùng, hộp, bao tải hoặc sắp xếp riêng ở một vị trí cố định như: máy móc, thiết bị công nghiệp, tấm kim loại…). Tàu có thể vận chuyển đa dạng loại hàng hóa tuy nhiên không tận dụng được hết khả năng chuyên chở, không chở được các mặt hàng chuyên dụng.

tàu vận chuyển đường biển

4. Tàu chở hàng rời (Bulk Carrier)

Bên cạnh tàu container, tàu rời (Bulk vessel) cũng là một loại tàu phổ biến trong thương mại quốc tế. Khác với tàu container, tàu rời được thiết kế với các hầm hàng, thường được sử dụng để chuyên chở các mặt hàng như than, quặng, ngũ cốc, xi măng và các loại hàng không đơn vị hóa (Unitize) được.

Tàu rời có công suất lớn và khả năng chở chuyên chở lên đến hàng ngàn mét khối hoặc hàng nghìn tấn. Cấu trúc và hình dạng của tàu rời thường được điều chỉnh để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Có các loại tàu rời như sau:

– Tàu rời vessel: chuyên chở các mặt hàng không đơn vị hóa được như than, quặng, ngũ cốc, xi măng,… Các mặt hàng này thường ở dưới hình thức hàng rời (loose form)

– Tàu break bulk: được dùng để vận chuyển vận chuyển hàng hóa đóng gói riêng lẻ, được đóng gói vào bao bì, hộp, thùng, hoặc pallet. Việc xếp dỡ hàng hóa cho tàu break bulk yêu cầu công sức và thời gian hơn vì mỗi đơn vị hàng hóa cần được xử lý và kiểm tra một cách độc lập.

tàu chở hàng rời

5. Tàu Roro (Ro-Ro Ship)

Tàu RORO (Roll on/Roll off) là một loại tàu vận chuyển hàng hóa, có thiết kế đặc biệt cho phép hàng hóa có thể lăn lên hoặc lăn xuống tàu bằng cầu dẫn đường. Loại tàu này thường được sử dụng chuyên chở ô tô, xe máy, xe tải, xe buýt, và các phương tiện di chuyển khác.

Ưu điểm của loại tàu này là tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển. Hàng hóa và phương tiện có thể được lái trực tiếp lên tàu và xuống tàu một cách nhanh chóng và thuận tiện, thay vì phải đóng vào container và thực hiện công việc xếp dỡ mất rất nhiều thời gian và chi phí.

Nhược điểm của loại tàu này là trong quá trình khai thác đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng và cầu dẫn đường phù hợp để hỗ trợ quá trình xếp dỡ và vận chuyển.

loi-ich-dich-vu-roro

6. Tàu chở gỗ (Logger)

Tàu logger là khái niệm ít được nhắc đến bởi loai tàu này được thiết kế chuyên chở một mặt hàng duy nhất: gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ. Tàu logger được có các trang bị đặc biệt để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa gỗ, đồng thời bảo vệ tàu và hàng hóa khỏi các yếu tố tự nhiên như sóng biển, gió lớn và môi trường mặn.

Một số đặc điểm của tàu logger:

– Khả năng chứa gỗ lớn

– Hệ thống cẩu và thiết bị xếp dỡ hiện đại

– Được thiết kế để chống ăn mòn, mối mọt

– Tiêu chuẩn an toàn cao

tàu chở gỗ

7. Tàu chở sà lan (Lighter Aboard Ship)

Đây là một hệ thống vận tải gồm một tàu mẹ có trọng tải lớn và các sà lan có trọng tải từ 500 – 1000 tấn. Các sà lan xếp đầy hàng hoặc container được kéo từ các cảng sông ra cảng biển để xếp lên tàu mẹ. Việc xếp các sà lan lên tàu có thể bằng cần cẩu, hệ thống nâng thủy lực hoặc phương pháp nổi.

Tàu mẹ chở các sà lan đó đến cảng đích, các sà lan được dỡ xuống và được các tàu kéo hoặc tàu đẩy đưa vào các cảng sâu trong nội địa để dỡ hàng hoặc dỡ ngay tại cảng biển. Tàu chở sà lan rất thuận lợi và hiệu quả đối với những nước có mạng lưới vận tải đường sông ngòi phát triển.

Tàu chở sà lan

8. Tàu chở súc vật sống (Cattle carrier)

Là tàu chuyên chở động vật sống, có khu vực ăn cho động vật, một số tàu còn có các khu vui chơi ngoài trời cho gia súc.

tau-cho-dong-vat-song

9. Các loại tàu chở hàng dầu thô – Crude Carriers

Tàu LNG (Liquified Natural Gas) – LNG Carriers

Loại tàu được sử dụng để vận chuyển Khí tự nhiên Hóa lỏng (thường là metan).

tau-lgn-LNG

Tàu LPG – LPG (Liquid Petroleum Gas) Carriers

Tàu LPG (Khí dầu mỏ lỏng hay khí đốt hóa lỏng). Khí mà chúng mang theo là propan và butan dưới áp suất rất cao trong khi LNG chuyên chở metan sử dụng một hệ thống làm lạnh rất mạnh.

Tau-LPG

II. Phân loại các loại tàu chở hàng theo Kích cỡ (size), Kích thước (dimension) và Khối lượng (weight)

  • Handy size: tàu có trọng lượng từ 28.000-40.000 DWT
  • Handymax: Hay còn gọi là Supramax tàu trọng tải từ 40.000-50.000 DWT
  • Panamax: loại tàu có kích thước lớn nhất có thể đi qua Kênh đào Panama – Từ 60.000 đến 80.000 DWT
  • Post Panamax I và II: Những con tàu vượt quá giới hạn chiều rộng của Kênh đào Panama là 32,2m. Tàu container Post Panamax có sức chở lên đến 8000 TEU so với 3300-4500 TEU của tàu Panamax.
  • New-Panamax hay Neo-Panamax (NPX): Những con tàu được thiết kế để phù hợp với âu thuyền của Kênh đào Panama mở rộng, được khai trương vào tháng 6 năm 2016. Những con tàu này có sức chở khoảng 12.500 TEU
  • Aframax, thường là tàu tanker có trọng lượng từ 75.000 đến 115.000 DWT
  • Suezmax, loại tàu có kích thước lớn nhất có thể đi qua Kênh đào Suez – Khoảng 150.000 DWT
  • Malaccamax: loại tàu có kích thước lớn nhất có thể đi qua Eo biển Malacca – từ 280000 đến 300,000 DWT đối với tàu container
  • Capesize: các tàu lớn hơn Panamax và Suezmax, không thể đi qua Kênh đào Panama hoặc Kênh đào Suez và phải đi qua Mũi Hảo Vọng và Mũi Sừng (Cape of Good Hope and Cape Horn) – trọng tải trên 150.000 DWT
  • VLCC (Very Large Crude Carrier -Tàu chở thô rất lớn): tàu siêu trọng từ 150.000 đến 320.000 DWT
  • ULCC (Tàu chở thô siêu lớn): tàu siêu trọng từ 320.000 đến 550.000 DWT
  • Very Large Containership (VLCS): Thế hệ tàu container thứ ba sau Panamax được đưa vào hoạt động khi hãng tàu Maersk đưa vào khai thác lớp tàu có sức chở từ 11.000 đến 14.500 TEU
  • Ultra Large Containership (ULCV): loại Tàu container siêu lớn từ 18.000 TEU trở lên được ra mắt vào năm 2013
  • Seawaymax hay còn gọi là Lakers:loại tàu có kích thước lớn nhất có thể đi qua các âu tàu của St. Lawrence Seaway – có trọng tải từ 10.000 đến 60.000 DWT

su-phat-trien-cua-tau-containership

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm về một số phụ phí thường gặp trong quá trình vận chuyển đường biển tại đây nhé!

Advantage Logistics cũng cung cấp đến Quý khách hàng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Xuất Nhập Khẩu như là Ủy thác xuất nhập khẩuVận tải nội địa và quốc tếThủ tục hải quan (khai báo hải quan, thông quan hàng hóa,…) và Cho thuê container lạnh để đóng hàng…

Chúng tôi cũng có thể giúp doanh nghiệp xin các loại giấy tờ kiểm tra chuyên ngành như kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh ATTP, kiểm tra an toàn chất lượng, đăng kiểm xe cơ giới, xin C/O tất cả các form,… cũng như làm báo cáo quyết toán tờ khai hải quan loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu.

Vì thế, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin đính kèm bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất có thể bạn nhé!

>> Thông tin liên hệ của chúng tôi:

>> Nhận báo giá các dịch vụ của Advantage Logistics tại đây: 

>> Có thể bạn quan tâm: 

Write a Reply or Comment

facebook zalo
(+84)909054866