
Nội dung chính
Hiện nay, quy trình xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản đang được rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Nhiều mặt hàng nông sản đã được phía Nhật Bản chấp nhận về mã số vùng trồng và tạo điều kiện thuận lợi để thủ tục kiểm dịch thực vật diễn ra nhanh hơn.
Dưới sự hỗ trợ đó, các nhà sản xuất, đơn vị canh tác tại Việt Nam đã chứng minh được sự phát triển, chuyên nghiệp trong việc xuất khẩu nông sản bằng cách nuôi trồng đạt chứng chỉ VietGAP, GlobalGAP… nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Nhật.
Vậy quy trình và các quy định, tiêu chuẩn để xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản – đất nước mặt trời mọc này cụ thể gồm những gì và cần chú ý đến những quy định, tiêu chuẩn nào? Cùng Advantage Logistics tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
I. Quy trình xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản
Đối với quy trình để xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Quý doanh nghiệp cần thực hiện theo thứ tự 6 bước như dưới đây:
Bước 1: Kiểm tra nông sản xuất khẩu có phù hợp với yêu cầu của phía Nhật Bản không?
Bước 2: Tiến hành kí kết hợp đồng mua bán và chuẩn bị hàng hóa đạt yêu cầu, vệ sinh đóng gói hàng hóa xuất khẩu;
Bước 3: Tiến hành làm thủ tục đăng ký kiểm dịch trên cổng thông tin một cửa Quốc gia;
Bước 4: Vận chuyển hàng hóa sang Nhật Bản có thể bằng đường biển, đường hàng không,…;
Bước 5: Khai báo hải quan;
Bước 6: Thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa.
1. Kiểm tra nông sản xuất khẩu có phù hợp với yêu cầu của phía Nhật Bản không?
Quý doanh nghiệp có thể kiểm tra bằng cách trao đổi với bên đơn vị mua. Họ là người rõ nhất các thủ tục nhập khẩu nông sản tại đất nước của họ. Hoặc Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Cục bảo vệ thực vật để kiểm tra nông sản đã được phép xuất khẩu vào nước của đơn vị mua hay chưa, và các tiêu chí chất lượng mà phía nước nhập khẩu yêu cầu.
2. Tiến hành kí kết hợp đồng mua bán và chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
Đối với nông sản xuất khẩu sang Nhật Bản, Quý doanh nghiệp cần kiểm tra kĩ hàng hóa xem đã đạt các tiêu chuẩn nông sản xuất khẩu sang Nhật hay chưa, mẫu mã, hình thức đã đạt mức yêu cầu như thế nào? Ngoài ra, nông sản trước khi xuất khẩu cần được :
– Đảm bảo sản phẩm phải được chiếu xạ;
– Kiểm dịch thực vật;
– Sản phẩm nông sản được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn;
– Kiểm tra chất lượng nông sản xem có đạt tiêu chuẩn không, hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thực vật;
– Đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng hàng vào thùng, bao bì để tránh làm hư hỏng hàng hóa.
Ngoài ra, nếu là hàng nông sản cần phải bảo quản lạnh thì cần chú ý thêm những điều dưới đây:
– Thời gian thu hoạch nông sản;
– Thời gian đóng hàng;
– Thời gian làm kiểm dịch thực vật;
– Thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm tra chiếu xạ, làm C/O, hun trùng,..
– Thời gian vận chuyển.
Đây là những bước rất quan trọng trong thủ tục xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản. Tuy không rắc rối về thủ tục nhưng phải rất cẩn thận để đảm bảo chất lượng sản phẩm nông sản và không bị trả về.
Lưu ý: Hàng nông sản nên mua bảo hiểm và bán theo Incoterm FOB và xa nhất là term CIF, CIP. Không nên bán hàng theo Incoterm nhóm D vì sẽ có nhiều rủi ro.
3. Làm thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật
Kiểm dịch thực vật là bước quan trọng để xác định hàng xuất khẩu nông sản có đạt chất lượng hay không và là giấy tờ cần thiết giúp người mua ở phía Nhật Bản làm thủ tục nhập khẩu nông sản bên nước họ được thuận lợi hơn.
Khi kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch không chỉ kiểm tra hồ sơ mà còn đưa sản phẩm nông sản về cơ quan để làm kiểm nghiệm chuyên môn. Vì thế, Quý doanh nghiệp cần chuẩn bị sản phẩm đúng chất lượng để cơ quan cấp chứng thư kiểm dịch thực vật nhanh nhất.
Hồ sơ kiểm dịch bao gồm:
– Giấy giới thiệu;
– Đơn đăng ký kiểm dịch;
– Hóa đơn thương mại (Invoice);
– Phiếu đóng gói (Packing List);
– Hợp đồng thương mại;
– Các giấy tờ chứng nhận tiêu chuẩn vùng trồng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (nếu có);
– Mẫu hàng hóa cần kiểm dịch (nếu cần).
4. Vận chuyển hàng hóa sang Nhật Bản
Nông sản sẽ được vận chuyển bằng container lạnh hoặc xe tải lạnh đến sân bay nếu vận chuyển đường hàng không.
Lưu ý: Bạn cần sắp xếp thời gian hợp lí để hạn chế tiền điện container lạnh cũng như hoàn thành các thủ tục xuất khẩu.
Đối với vận chuyển đường biển cho mặt hàng nông sản, trái cây xuất khẩu thì nên mua bảo hiểm và chọn các hãng tàu có dịch vụ tốt, đi nhanh sẽ giúp giảm rủi ro hư hỏng, giữ được tỉ suất lợi nhuận cao.
5. Khai báo hải quan
Trong thời gian đóng hàng, Advantage Logistics sẽ sắp xếp làm tờ khai và làm thủ tục hải quan, đồng thời làm thủ tục kiểm dịch thực vật. Kiểm dịch thực vật sẽ thực hiện trước ngày hàng hóa được vận chuyển quốc tế. Thường thì nông sản sẽ được lấy mẫu kiểm dịch tại cảng. Tuy nhiên, nếu việc kiểm dịch thực vật được chỉ định kiểm tại kho, Quý doanh nghiệp sẽ trả thêm phí đi lại cho cán bộ kiểm dịch.
Trước khi vận chuyển hàng hóa tối thiểu 1 ngày, Quý doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ chứng từ xuất khẩu cho lô hàng. Hồ sơ hải quan xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản bao gồm:
– Hóa đơn thương mại (Invoice): Có thông tin người bán, người mua, giá bán (USD), Incoterm, phương thức thanh toán (T/T hay L/C hoặc phương thức khác), ngày hóa đơn, số hóa đơn, mô tả hàng hóa,….
– Phiếu đóng gói (Packing List): Có thông tin người bán, người mua, quy cách đóng gói (bao nhiêu quả/thùng hoặc tùy quy cách), cân nặng 1 kiện, cân nặng tổng lô hàng, kích thước 1 kiện (dài x rộng x cao), số hóa đơn phải trùng với số hóa đơn thương mại, ngày….
– Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): Thông tin về đầu mua vào của mặt hàng, đầu xuất ra của hàng hóa…
– Thông tin cơ sở nhà xưởng hoặc xưởng thuê lại: Tên cơ sở sản xuất, địa chỉ, họ và tên người đứng đầu, số điện thoại, email, diện tích, tên hàng, thông tin về số lượng và loại máy móc, nhân công, sản lượng của cơ sở. Nếu là cơ sở thuê lại thì phải cung cấp được hợp đồng thuê xưởng.
– Hồ sơ đăng ký kiểm dịch: Mẫu đăng ký kiểm dịch có sẵn và Invoice, Packing List. Bill of lading/airway bill sẽ được cung cấp sau để lấy kết quả kiểm dịch sau khi tàu chạy.
– Các chứng từ khác theo yêu cầu nước nhập và khách hàng yêu cầu.
– Kiểm tra chữ ký số đã đăng ký hải quan chưa, còn thời hạn hay không, doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ thương nhân để xin cấp C/O chưa,…
Lưu ý:
-
-
- Nông sản xuất khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không, có quy định rõ ràng về trọng lượng hàng và trọng lượng được phép vận chuyển. Do vậy, máy bay chỉ cho phép các món hàng, với trọng lượng ở mức độ vừa và nhỏ, được đóng gói đầy đủ theo quy định.
- Vận chuyển phải ghi rõ ràng thông tin địa chỉ người nhận. Hoàn thiện xong các chứng từ có liên quan, nông sản sẽ được cân và vận chuyển lên máy bay để xuất khẩu sang Nhật Bản.
- Theo dõi lịch trình vận chuyển của lô hàng nông sản qua trang website của hãng hàng không để nắm được sớm nhất các thông tin thay đổi.
-
II. Một số quy định, tiêu chuẩn để xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản
1. Quy định về chất lượng thương mại và ghi nhãn mác
Nhật Bản đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các quy định trong Luật vệ sinh Thực phẩm, Luật tiêu chuẩn Nông Nghiệp của Nhật Bản và Luật đo lường. Thông tin chi tiết về tiêu chuẩn và các thủ tục nhập khẩu đối với các sản phẩm cụ thể có thể thấy trên các trang Web sau:
-
-
- Tổ chức Ngoại Thương Nhật Bản: www.jetro.go.jp/
- Bộ Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp và Thủy Sản: https://www.maff.go.jp/
-
2. Quy định về an toàn thực phẩm
Tại Nhật Bản, Bộ Y Tế, Lao Động và Phúc Lợi Xã Hội và Cục Môi trường chịu trách nhiệm trong việc thiết lập và kiểm tra các mức dư lượng. Các mức dư lượng này dựa trên Luật Vệ Sinh Thực Phẩm. Để có thêm thông tin về an toàn thực phẩm có thể truy cập vào trang Web: https://www.mhlw.go.jp/index.html
3. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Tại đến thời điểm soạn thảo tài liệu hướng dẫn này, Nhật Bản vẫn chưa có các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc đối với các nhà xuất khẩu.
4. Quy định kiểm dịch thực vật
Chính phủ Nhật Bản yêu cầu các nước cung cấp phải tuân thủ Luật Bảo vệ thực vật, Luật Sức khỏe Thực vật và Luật Vệ sinh Thực phẩm. Những quy định được thi hành bởi Phòng Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF). Thông tin chi tiết về các quy định kiểm dịch thực vật hoặc hệ thống kiểm dịch của Nhật Bản có thể tìm thấy trên các trang Web sau:
-
-
- Trạm Bảo vệ Thực vật: http://www.pps.go.jp/english/
- Tổ chức Ngoại thương của Nhật Bản: https://www.jetro.go.jp/
- Kiểm dịch động vật: https://www.maff.go.jp/
-
5. Khai báo hải quan
Trước khi hàng đến, các nhà xuất khẩu phải thông báo cho các trạm kiểm dịch tại địa điểm nhập khẩu biết thông qua hệ thống điện tử do Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội quản lý, để giảm thời gian cho thí nghiệm ở Nhật Bản hay ở tại nước xuất khẩu và kết quả kiểm tra sẽ được dùng cho việc khai báo hải quan trước. Thuế tiêu thụ và các khoản thuế nhập khẩu khác phải được trả trước khi những khai báo được hoàn tất.
-
-
- Thông tin thêm về các thủ tục nhập khẩu xem tại: https://www.mhlw.go.jp/index.html
- Hải quan Nhật Bản: https://www.customs.go.jp/
-
6. Chứng nhận nông sản xuất khẩu
a. Chứng nhận về môi trường
* Nông nghiệp hữu cơ
b. Các thông tin về nông nghiệp hữu cơ
* Quốc tế
– Liên đoàn Quốc tế về trào lưu Nông nghiệp Hữu cơ (IFOAM): https://www.ifoam.bio/ / Email: headoffice@ifoam.org / Điện thoại: +49 228 926 5010
– Tổ chức Nông – Lương Liên Hợp Quốc (FAO): http://www.fao.org/organicag
– Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD): https://unctad.org/
– Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC): https://www.intracen.org/
– Tổ chức trợ giúp quốc gia và cơ quan chứng nhận ở Châu Á: https://www.fao.org/economic/est
c. Chứng nhận ISO 14001
– Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO): https://www.iso.org/home.html
– Các hỗ trợ và cơ quan cấp giấy chứng nhận quốc gia ở Châu Á: https://www.fao.org/home/en/
7. Chứng nhận về xã hội
a. Thông tin về công bằng thương mại quốc tế
– Xuất khẩu sản phẩm công bằng thương mại đến Nhật Bản: TransFair Nhật Bản: www.fairtrade-jp.org / AlterTrade Nhật Bản: www.altertrade.co.jp
– Tổ chức trợ giúp quốc gia và cơ quan cấp giấy chứng nhận ở Châu Á: https://www.fao.org/home/en/
b. Chứng nhận SA 8000
* Thông tin về SA8000 Quốc tế
– Cơ quan Trách nhiệm xã hội Quốc tế: Tel: +1 212 6841414 / Email: info@saintl.org / Web: https://sa-intl.org/
– Danh sách các tổ chức chứng nhận SA 8000: https://itvc-global.com/danh-sach-cac-to-chuc-danh-gia-sa-8000-s326.htm
– Tổ chức trợ giúp quốc gia và cơ quan cấp giấy chứng nhận ở Châu Á: https://www.fao.org/home/en/
Advantage Logistics chúng tôi hiện tại đang cung cấp đến Khách Hàng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Xuất Nhập Khẩu như là Ủy thác xuất nhập khẩu, Vận tải nội địa và quốc tế, Thủ tục hải quan (xin C/O để được miễn giảm thuế, khai báo hải quan, thông quan hàng hóa,…) và Cho thuê container lạnh để đóng hàng. Đặc biệt chúng tôi chuyên làm về các mặt hàng như nông sản, thủy hải sản… Một số thị trường thế mạnh của Advantage Logistics là châu Á, Mỹ, châu Âu, Trung Đông,…
Nếu Quý Khách Hàng có nhu cầu về xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản cũng như các thị trường thế mạnh trên của chúng tôi thì có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin đính kèm bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn và báo giá cụ thể nhé!
Tổng hợp
>> Thông tin liên hệ của chúng tôi:
-
-
- Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà WMC, 102ABC Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Email: nicky@advantage.vn / truc@advantage.vn
- Hotline (cell/ zalo/ viber): 0909054866 (Mr.Quyền) / 0938444043 (Mr.Trực)
- Web: https://advantage.vn
-
>> Nhận báo giá các dịch vụ của Advantage Logistics tại đây:
>> Có thể bạn quan tâm: