Có Nên Chuyển Từ Hình Thức Xuất Nhập Khẩu Tiểu Ngạch Sang Chính Ngạch Không?

May 05 2021
Có Nên Chuyển Từ Hình Thức Xuất Nhập Khẩu Tiểu Ngạch Sang Xuất Nhập Khẩu Chính Ngạch?

Hiện nay, có rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp đang phân vân là liệu có nên chuyển từ hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch hay không? Và nếu chuyển sang chính ngạch thì sẽ mang lại lợi thế gì? Quy trình xuất nhập khẩu chính ngạch sẽ gồm những quy định và thủ tục gì?

Thế nên Advantage Logistics chúng tôi sẽ giải đáp đầy đủ tất cả các thắc mắc ở trên trong bài viết dưới đây nhé. Mời quý doanh nghiệp và các bạn cùng đón đọc để có thể hiểu rõ hơn các ưu điểm và quy trình thực hiện xuất nhập khẩu chính ngạch. Và từ đó sẽ đưa ra quyết định phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

I. Xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch là gì?

1. Xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Tiểu ngạch là hình thức XNK hàng hóa qua lại giữa 2 nước có chung đường biên giới với nhau. Những người tham gia giao dịch phải có hộ khẩu chính tại các khu vực tiếp giáp biên giới đó, ví dụ như người dân ở các vùng Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh,… Hàng hóa trong XNK tiểu ngạch thường là nông sản, quần áo, túi xách, giày dép,…

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch

2. Xuất nhập khẩu chính ngạch

Chính ngạch là hình thức XNK hàng hóa qua biên giới thông qua các cửa khẩu với số lượng lớn. Hình thức này yêu cầu phải có hợp đồng mua bán đầy đủ, ràng buộc giữa người mua và người bán theo quy định và thông lệ quốc tế.

Hàng hóa phải được kiểm duyệt kĩ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm,… bởi các cơ quan chức năng chuyên ngành và phải hoàn thành mọi thủ tục cũng như phải đóng thuế đầy đủ trước khi thông quan.

Có Nên Chuyển Từ Hình Thức Xuất Nhập Khẩu Tiểu Ngạch Sang Xuất Nhập Khẩu Chính Ngạch?

II. Có nên chuyển từ hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch không?

Câu trả lời sẽ là . Bởi vì hiện nay, xuất khẩu nông sản nói riêng và hàng hóa nói chung, thông qua hình thức tiểu ngạch đang dần bộc lộ nhiều bất cập. Một số hạn chế phải kể đến trong xuất nhập khẩu tiểu ngạch là:

  • Giao dịch không ổn định phụ thuộc vào chính sách vĩ mô của các quốc gia. Thực tế thì Trung Quốc và các nước láng giềng khác cũng đã siết chặt quản lý khi đưa hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở.

Với khoảng cách vận chuyển ngắn và chi phí thấp, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có ưu thế nổi trội khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, để tăng cường chính sách bảo hộ cho nền sản xuất trong nước (bảo đảm thực thi nghiêm các quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, bao bì… ), gần đây quốc gia tỉ dân này đã siết mạnh chính sách về quản lý xuất nhập khẩu theo hướng chính ngạch nhằm hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch, đường mòn lối mở.

Từ đó, nhiều mặt hàng, nhất là những mặt hàng ở lĩnh vực nông, thủy sản của Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc và rơi vào tình trạng mất giá, dư thừa, tồn đọng. Một số mặt hàng khác đáp ứng được tiêu chuẩn nhưng lại không nằm trong danh sách sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch cũng gặp không ít khó khăn. Chính việc này đặt ra cho các doanh nghiệp Việt phải thay đổi nhận thức và nâng chất lượng cho sản phẩm mới có thể gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Về cơ bản, các quy định hiện nay của Trung Quốc về tăng cường quản lý hàng hóa nông, thủy sản nhập khẩu là phù hợp với thông lệ quốc tế và được nhiều quốc gia áp dụng. Bộ Công Thương cũng đã liên tục cảnh báo, khuyến nghị, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng… theo dõi sát hoạt động xuất khẩu qua các tỉnh biên giới phía Bắc. Qua đó để chủ động kế hoạch sản xuất, đóng gói, điều tiết giao nhận để tránh ùn ứ. Đồng thời khuyến nghị doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch.

Có Nên Chuyển Từ Hình Thức Xuất Nhập Khẩu Tiểu Ngạch Sang Chính Ngạch Không?

  • Hàng hóa vận chuyển phụ thuộc nhiều vào điều kiện cơ sở hạ tầng tại biên giới
  • Chia sẻ tại Hội nghị Giải pháp cắt giảm chi phí logistics – giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt diễn ra mới đây tại Hà Nội, ông Trần Đức Nghĩa – Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam – nêu thực tế, chi phí vận chuyển 1 container hoa quả tươi từ miền Đông Bắc Thái Lan sang Bằng Tường (Trung Quốc) qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mất khoảng 70 triệu đồng. Tỉ lệ hao hụt của hàng Thái Lan thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam, do hàng hóa XK chính ngạch và hoạt động logistics bài bản.

Hiện tại, Việt Nam có 9 loại nông sản được phép XK chính ngạch sang thị trường Trung Quốc nhưng số lượng chưa nhiều, vì chúng ta đang lạm dụng phương thức kinh doanh tiểu ngạch. Chính phương thức tiểu ngạch này dẫn đến nhiều hạn chế cho hoạt động logistics.

hạn chế trong xuất nhập khẩu tiểu ngạch

  • Dễ bị ép giá khi xuất khẩu hàng hóa.
  • Giá trị giao dịch nhỏ, mang tính thời vụ nếu tăng số lượng lớn thì hình thức tiểu ngạch không hợp lý.
  • Không cung cấp được hóa đơn đầu vào dẫn tới hạn chế nguồn khách hàng giao dịch.
  • Đây là hình thức được nhiều tiểu thương lợi dụng để tránh thuế. Nếu không kiểm soát chặt chẽ được hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch sẽ làm tình trạng buôn lậu và vận chuyển hàng hóa bẩn vào thị trường nước ta nhiều hơn.
  • Hoàn toàn có thể bị hải quan thu hàng dẫn tới trình trạng mất trắng hàng hóa.

=> Từ thực tế trên cho thấy, hình thức thương mại tiểu ngạch sẽ không còn phù hợp nữa ở Việt Nam trong tương lai.

Do đó, Việt Nam sẽ chủ động đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, xóa bỏ dần hình thức tiểu ngạch, trước hết là xóa bỏ các hoạt động tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu phụ, lối mở chưa được mở chính thức với các nước láng giềng.

Trong khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước gặp nhiều khó khăn, thì đây là một trong những cơ hội để thay đổi, hướng đến xuất khẩu chính ngạch bền vững.

Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa Chính Ngạch Từ Việt Nam Ra Nước Ngoài

III. Các ưu thế tuyệt đối của xuất nhập khẩu chính ngạch so với tiểu ngạch

  • Giá trị XNK khi giao dịch sẽ không bị giới hạn về số lượng. Điều này sẽ cực kỳ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn.
  • Tất cả các hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, đầy đủ giấy tờ, hóa đơn, chứng từ phù hợp với quy định của pháp luật đều có thể thực hiện giao dịch bằng hình thức XNK chính ngạch, nhằm hạn chế tối đa mức độ rủi ro khi bị Hải Quan hay các Cơ quan Quản Lý Thị Trường tịch thu hàng hoá.

Các ưu thế tuyệt đối của xuất nhập khẩu chính ngạch so với tiểu ngạch

  • Mức độ ổn định cao, hàng hóa được XNK liên tục. Các quyền lợi của người XNK sẽ được đảm bảo bởi hợp đồng thương mại nếu có tranh chấp phát sinh.
  • Vận chuyển quốc tế mang lại tính an toàn và đảm bảo hơn đối với các mặt hàng có giá trị cao. Vận chuyển xuyên biên giới với các nước có ký kết hiệp định thương mại với Việt Nam và ngược lại.
  • Hiện nay, Việt Nam đã ký các Hiệp Định về XNK, nên việc thực hiện hình thức XNK chính ngạch đang được hưởng rất nhiều ưu đãi của nhà nước.

IV. Quy trình xuất nhập khẩu hàng hoá chính ngạch 

1. Quy trình xuất khẩu hàng hoá chính ngạch từ Việt Nam ra nước ngoài

1.1 Chuẩn bị

  • Trước hết, muốn làm thương mại quốc tế thì bạn phải có công ty, có pháp nhân vì cá nhân thì không thể mở tờ khai theo loại hình kinh doanh này được mà phải nhờ một công ty đứng ra để làm đại diện cho việc chuyển và nhận tiền hợp pháp. Hình thức này được gọi là Ủy thác xuất khẩu. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về hình thức này tại bài viết sau https://advantage.vn/vi/uy-thac-xuat-nhap-khau/ (ủy thác có thể áp dụng được đối với cả quy trình nhập khẩu chính ngạch).
  • Tiếp theo là bạn phải có tài khoản thanh toán VNĐ và tài khoản thanh toán quốc tế (mục đích là để đối tác chuyển khoản).
  • Phải có tài khoản khai báo hải quan để khai báo hải quan điện tử (token khai hải quan) hoặc nhờ đại lý hải quan truyền tờ khai. Tốt nhất là nên sắm bởi không bao nhiêu chỉ 1 triệu mấy 1 năm thôi.
  • Những cái trên có là ok rồi nhưng chưa có người mua, người nhập khẩu thì cũng như không thôi. Do đó bạn phải gắng bán được hàng.

Có Nên Chuyển Từ Hình Thức Xuất Nhập Khẩu Tiểu Ngạch Sang Xuất Nhập Khẩu Chính Ngạch?

1.2 Đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác xuất khẩu

Doanh nghiệp của bạn cần quan tâm những nội dung sau:

  • Giá cả
  • Điều kiện thương mại quốc tế: Giao hàng ở đâu? Phân chia trách nhiệm 2 bên như thế nào? Tìm hiểu thêm về các điều kiện Incoterms 2010 hoặc Incoterms 2020.
  • Phương thức thanh toán. Bán thì phải lấy tiền mà. Bạn phải đàm phán làm sao để nhận được tiền càng sớm càng tốt. TT trả trước, Trả sau, Thư tín dụng LC, nhờ thu… nói chung cũng có nhiều phương thức. Bạn nên tìm đọc thêm để hiểu về các phương thức thanh toán quốc tế trong XNK.
  • Chất lượng, quy cách đóng gói, bảo quản hàng hóa,… Muốn làm ăn lâu dài với đối tác bên kia thì hàng hóa của bạn phải đáp ứng được các tiêu chí này.
  • Xuất khẩu đi thì đa phần đều dễ, Chính phủ ưu tiên xuất khẩu mà nhưng đầu này dễ đầu kia chắc gì đã dễ. Cần phải check kĩ lại với họ xem bên nước kia nếu nhập mặt hàng này qua thì có yêu cầu giấy tờ chứng nhận gì đặc biệt từ nước xuất không? Cầm C/O về bên thì có ưu đãi thuế gì không? Có khi mình chưa hỏi họ thì đã bị họ hỏi lại rồi.

Có Nên Chuyển Từ Hình Thức Xuất Nhập Khẩu Tiểu Ngạch Sang Xuất Nhập Khẩu Chính Ngạch?

1.3 Sau khi đã ký hợp đồng thành công, thì đến công đoạn chuẩn bị hàng hóa, book tàu và làm thủ tục thông quan hàng hóa

Khi hợp đồng đã được ký kết xong, thì mình nên dự tính khi nào xuất hàng để book hãng tàu đặt chỗ, lấy cont để xuất hàng đi. Book phải sớm không lại hết chỗ thì mệt, phải delay giao hàng lại bị phạt tiền nếu trong hợp đồng có quy định.

Nếu doanh nghiệp của bạn chưa biết book tàu ra làm sao thì liên hệ ngay hotline của Advantage Logistics để được tư vấn nhé: 0909054866 (Mr. Quyền) / 0938444043 (Mr. Trực).

Có Nên Chuyển Từ Hình Thức Xuất Nhập Khẩu Tiểu Ngạch Sang Xuất Nhập Khẩu Chính Ngạch?

1.4 Hoàn thành bộ chứng từ xuất khẩu

Sau khi tờ khai xuất đã hoàn thành, hàng load lên tàu thì yêu cầu hãng tàu phát hành bill (lúc này lấy bill gốc hay surrender bill hay seaway bill là tùy mình) mỗi loại mỗi kiểu.

Sau khi lấy bill xong, chúng ta sẽ làm bộ chứng từ để lấy mấy giấy tờ như kiểm dịch, hun trùng.., đồng thời xin C/O form yêu cầu (nếu có). Xin C/O tại Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Sau khi hoàn thành toàn bộ chứng từ A-Z thì chuẩn bị gửi cho Consignee để khi hàng sang bên đó họ có thể nhận hàng. Gửi như thế nào? Ai giữ chứng từ? Giao hàng theo lệnh của ai?… bạn cần tìm hiểu rõ.

Có Nên Chuyển Từ Hình Thức Xuất Nhập Khẩu Tiểu Ngạch Sang Xuất Nhập Khẩu Chính Ngạch?

1.5 Tất toán với ngân hàng

Sau khi nhận được tiền, chúng ta sẽ chuẩn bị hồ sơ có đầy đủ bộ chứng từ xuất khẩu gửi cho ngân hàng để ngân hàng đóng dấu, bảo lưu và doanh nghiệp cần lưu lại hồ sơ để chứng minh nguồn tiền đó là của mình.

2. Quy trình nhập khẩu hàng hoá chính ngạch từ nước ngoài về Việt Nam

2.1 Tìm nhà xuất khẩu và khảo giá

Điều đầu tiên trong quy trình nhập khẩu hàng hóa là bạn phải tìm hiểu về hàng hóa của bạn và nắm được các thông cụ thể về doanh nghiệp Xuất khẩu (The exporter / Saler).

Sau khi tìm hiểu về công ty và hàng hóa, bạn sẽ lên kế hoạch nhập hàng và đặt hàng.

2.2 Đặt hàng

Bạn có thể gửi “Giấy đặt hàng” (Offer Sheet) cho nhà Xuất khẩu. Trong “Offer Sheet” có ghi rõ các nội dung sau:

  • Thông tin Người bán (The seller) (Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện).
  • Thông tin Người mua (The buyer ) (Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện).
  • Thông tin hàng hóa (Tên hàng hóa, số lượng, điều kiện giao hàng, tổng tiền).
  • Điều kiện thanh toán.
  • Ghi nhớ khi đặt hàng bạn nên yêu cầu Người bán (The seller) gửi luôn “Proma Invoice“. Bạn có thể sử dụng “Proma Invoice” này để chuyển tiền ở ngân hàng (Tùy từng điều kiện thanh toán).

Có Nên Chuyển Từ Hình Thức Xuất Nhập Khẩu Tiểu Ngạch Sang Xuất Nhập Khẩu Chính Ngạch?

2.3 Ký hợp đồng ngoại thương và xác định ngày lên tàu

Bước tiếp theo là phải tiến hành đàm phán để ký kết hợp đồng mua hàng với đối tác nước ngoài. Sau đó hai bên có thể thỏa thuận cùng nhau để thống nhất những điều kiện liên quan, trong hợp đồng sẽ có một số mục điều khoản chính như sau:

  • Tên hàng, số lượng, tổng tiền: Các thông tin này phải khớp với Invoice, Packing list, BL.
  • Nguồn gốc (từ nước nào): Thông tin này quan trọng. Nếu thiếu thì hải quan sẽ làm khó bạn đó.
  • Điều khoản thanh toán: Bạn cần xem xét nhiều góc độ như về thời gian thanh toán, thời gian giao hàng, thời gian tàu đi, nếu dùng LC thì xem xét cả thời gian vận chuyển.

Tùy từng điều khoản giao hàng mà bạn cùng Người bán (The seller) xác định ngày lên tàu, book tàu và vận chuyển hàng về cảng ở Việt Nam.

Nhà Nhập khẩu hay nhà Xuất khẩu đều có thể book tàu trực tiếp với hãng tàu, hay Forwarder. Quan trọng là hai bên phối hợp sao cho tốt quá trình book tàu và vận chuyển hàng đến cảng.

Trong việc giao thương quốc tế, quan trọng là hiệu quả như thế nào. Đừng cố ép nó theo điều khoản giao hàng đã định trong hợp đồng.

nhập khẩu hàng hóa chính ngạch

2.4 Nhà xuất khẩu đóng hàng và giao hàng tại cảng

Bạn cũng nên theo dõi quá trình nhà xuất khẩu đóng hàng và giao hàng tại cảng: Thời gian đóng hàng là khi nào, đóng trong bao lâu? Vận chuyển từ nhà máy đến cảng mất bao nhiêu thời gian… Đó là những thông tin quan trọng để bạn sắp xếp thời gian cho những lô hàng sau (Trong trường hợp cần hàng gấp và để khớp với lịch tàu).

2.5 Vận chuyển quốc tế

Doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn phương thức vận chuyển để phù hợp với loại hàng hóa, và tối ưu chi phí nhất. Có thể vận chuyển bằng đường hàng không hoặc bằng đường biển.

Dù lô hàng của bạn vận chuyển bằng phương thức nào thì bạn cũng nên chú ý đến các điểm sau:

  • Tên hãng vận tải.
  • Lịch đi bao nhiêu chuyến/ tuần.
  • Thời gian vận chuyển mất bao nhiêu lâu?
  • Thời gian muộn nhất giao hàng là khi nào?
  • Ngày đi/ ngày đến.
  • Đi trực tiếp hay chuyển tải (direct/ tranship).
  • Cảng đi/ cảng đến.

2.6 Thanh toán quốc tế

Thời gian thanh toán dựa theo hợp đồng giữa hai bên. Đối với thanh toán quốc tế, bạn nên lưu ý chuẩn bị chứng từ đúng theo những gì ở trong hợp đồng đã nêu rõ.

Ví dụ: Trong hợp đồng nói điều khoản thanh toán TT 100% sau khi nhận được bản copy của BL, Invoice, Packing list, bạn phải có đầy đủ giấy tờ thì họ mới chuyển nhé.

Ngoài ra, các thông tin về người hưởng lợi, tên ngân hàng hưởng lợi, địa chỉ cũng phải khớp với nhau trong hợp đồng, Invoice.

2.7 Chuẩn bị bộ chứng từ 

Đối với từng loại hình, từng loại mặt hàng mà sẽ yêu cầu những chứng từ khác nhau. Dưới đây là một vài chứng từ cần thiết:

  • Hợp đồng (Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Danh sách hàng hóa (Packing list)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc (C/O)
  • Kiểm dịch thực vật Phytosan
  • Certificate of analysis
  • Health certificate
  • Certificate of free sale
  • Công bố chất lượng
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng,…

Sau khi đã có đầy đủ bộ chứng từ, bạn tiến hành khai hải quan và thông quan.

Bộ chứng từ, giấy tờ được thực hiện bởi đối tác và gửi cho doanh nghiệp cùng với lô hàng. Để tránh sai sót, doanh nghiệp nên yêu cầu đối tác gửi bản nháp hoặc bản scan trước nhằm đối chiếu thông tin nhanh hơn khi hàng hóa về Việt Nam.

Có Nên Chuyển Từ Hình Thức Xuất Nhập Khẩu Tiểu Ngạch Sang Xuất Nhập Khẩu Chính Ngạch?

2.8 Làm thủ tục khai báo hải quan và thông quan cho hàng nhập khẩu

Nếu doanh nghiệp lần đầu khai báo hải quan thì bắt buộc phải mua token, đăng ký user code và password để khai báo. Sau khi đã có tài khoản, doanh nghiệp cần tiến hành khai báo trên phần mềm hải quan.

Nếu là đơn hàng nhập khẩu theo điều kiện FOB, CIF, CNF thì nhà nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại Việt Nam. Còn đối với những điều kiện như DDU, DDP (hoặc DAP) thì đối tác bán hàng sẽ làm thủ tục cho bạn và chuyển hàng đến kho của bạn. Người nhập khẩu phải cung cấp giấy tờ chứng từ cần thiết để kê khai hải quan.

Sau khi được kiểm tra chính xác thông tin của lô hàng thì người khai báo sẽ nhận được kết quả phân luồng kiểm tra từ hệ thống hải quan điện tử:

Có Nên Chuyển Từ Hình Thức Xuất Nhập Khẩu Tiểu Ngạch Sang Xuất Nhập Khẩu Chính Ngạch?

Xanh: Mã kiểm tra của tờ khai là số 1, hàng hóa sẽ được thông quan ngay mà không cần chứng từ.
Vàng: Mã kiểm tra của tờ khai là số 2, bạn chỉ cần xuất trình chứng từ để hải quan kiểm tra và có thể thuận lợi thông quan.
Đỏ: Mã kiểm tra của tờ khai là số 3, bạn vừa phải xuất chứng từ để kiểm tra, vừa phải kiểm tra hàng hóa.

Sau khi tờ khai điện tử đã được thông quan thì doanh nghiệp cần truy cập website của cục hải quan, vào mục danh sách mã vạch, nhập và in mã vạch tờ khai và phiếu giao nhận container.

Sau đó, sử dụng 2 mã vạch này để thanh lý với hải quan giám sát và cảng cho phép giao container hàng cho khách hàng. Sau khi thanh lý xong thì chuyển phiếu giao nhận và giấy hạ rỗng cho xe vào lấy hàng.

Có Nên Chuyển Từ Hình Thức Xuất Nhập Khẩu Tiểu Ngạch Sang Xuất Nhập Khẩu Chính Ngạch?

2.9 Lấy lại tiền mượn container (nếu có)

Nếu hãng tàu bắt buộc đóng tiền mượn container, khi hạ rỗng tại nơi hãng tàu chỉ định sẽ xuất các loại giấy tờ sau: giấy giới thiệu, giấy hạ rỗng, giấy mượn container để lấy lại tiền mượn. Hãng tàu sẽ kiểm tra container, doanh nghiệp có thể được hoàn tiền mượn đầy đủ hoặc bị trừ phí nếu container hư hỏng.

Có Nên Chuyển Từ Hình Thức Xuất Nhập Khẩu Tiểu Ngạch Sang Xuất Nhập Khẩu Chính Ngạch?

2.10 Chuyển hàng về kho

Ở bước này chủ doanh nghiệp sẽ chuẩn bị phương tiện vận tải để chuyển hàng về kho. Thông thường chủ hàng có thể thuê xe container hoặc xe tải để vận chuyển hàng hoá.

V. Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa chính ngạch của Advantage Logistics

Trong 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá CHÍNH NGẠCH từ Trung Quốc về Việt Nam tăng 66%. Ngoài ra đóng góp không nhỏ cho sự tăng trưởng đột biến nói trên là việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chuyển dịch mạnh mẽ từ nhập khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch để tối ưu chi phí và đảm bảo lưu thông hàng hoá trong chuỗi cung ứng.

Ngược lại với các tín hiệu tích cực của nhập khẩu chính ngạch, nhập khẩu tiểu ngạch vẫn ì ạch do những khó khăn cốt tử. Từ cuối tháng 3 sau các đợt thanh kiểm tra toàn diện của cơ quan chức năng tại đa số các cửa khẩu, hàng tiểu ngạch tiếp tục chậm 10-15 ngày chưa hẹn ngày về, tiếp tục gây gián đoạn nghiêm trọng tới kế hoạch sản xuất kinh doanh của chủ hàng.

Thách thức của việc chuyển đổi từ tiểu ngạch sang chính ngạch đó là việc các chủ hàng chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức xuất nhập khẩu và quan trọng hơn cả là chưa tìm được đối tác uy tín, tư vấn giải pháp toàn diện để gửi gắm lô hàng của mình.

Advantage Logistics chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu chính ngạch uy tín, chuyên nghiệp và đáng tin cậy (đã được các khách hàng phản hồi).

Một số mặt hàng chính ngạch mà chúng tôi thường xuyên làm là nông sản, thủy hải sản, đồ nội thất, máy móc trang thiết bị, thịt gia súc, gia cầm đông lạnh, các thiết bị vệ sinh, vải may mặc, chăn ga gối nệm,…

Nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ xuất nhập khẩu chính ngạch, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn một cách nhanh, chính xác và tận tâm nhất có thể nhé.

>> Thông tin liên hệ:

? Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà WMC, 102ABC Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam

? Email: nicky@advantage.vn / truc@advantage.vn

Hotline (cell/ zalo/ viber): 0909054866 (Mr.Quyền) / 0938444043 (Mr.Trực)

? Web: https://advantage.vn

>> Nhận báo giá các dịch vụ của Advantage Logistics tại đây: 

>> Có thể bạn quan tâm: 

[:]

Write a Reply or Comment

facebook zalo
(+84)909054866