Dịch Vụ Book Cước Của Advantage Logistics

November 07 2023
cuocvantai + advantage

Advantage Logistics chuyên cung cấp đến Khách Hàng dịch vụ book cước cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không. Chúng tôi luôn đề cao tính chuẩn xác về thời gian vận chuyển, nỗ lực cung cấp các tuyến đường đa dạng và kết nối với tất cả các cửa ngõ chính. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập chi tiết về dịch vụ book cước của 2 phương thức vận chuyển phổ biến trên. Mời bạn cùng đón đọc nhé!

I. Cách tính giá cước vận chuyển đường biển

Vận tải đường biển quốc tế sẽ không có mức cước cố định mà giá cước này sẽ thay đổi tùy vào thời điểm, loại hàng hóa và từng tuyến.

Chi phí vận chuyển đường biển gồm 2 phần là cước vận chuyển đường biển O/F (Ocean Freight) và phí địa phương LCC (Local Charges).

– O/F sẽ không có thuế.

    • Thỉnh thoảng, đôi lúc sẽ có các phụ phí được tính vào O/F như LSS (Phụ phí nhiên liệu), PCS (Phụ phí kẹt cảng), PSS (Phụ phí mùa cao điểm),…
    • O/F thay đổi liên tục thường là 1 tháng, hoặc là 15 ngày đối với mùa cao điểm. Vì thế thường sẽ rất khó để có một bảng giá cước cụ thể cho Khách Hàng.
    • Tuy nhiên, nếu Khách Hàng chỉ vận chuyển hàng hóa chuyên 1 tuyến và công ty giao nhận vận tải – forwarder lại có hợp đồng với hãng tàu tuyến này thì có thể sẽ có bảng giá cố định. Trường hợp này thông thường xảy ra ở vận chuyển hàng lẻ (LCL).

– LCC thì phải chịu thuế.

    • Khi nhận được báo giá từ công ty forwarder, Khách Hàng có thể thương lượng thay vì phải trả thuế LCC thì có thể yêu cầu forwarder giảm đến mức thấp nhất có thể cho LCC và chuyển phần chênh lệch đó vào O/F. Như vậy thì forwarder vẫn có lợi nhuận như ban đầu trong khi doanh nghiệp của Khách Hàng lại giảm được phần tiền thuế.
    • Nếu số lượng hàng đi nhiều thì càng giảm được nhiều thuế. Đặc biệt là đối với các mặt hàng có giá trị thấp nhưng đi số lượng lớn thì việc giảm thuế này sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá hơn các đối thủ khác.

vantaibien + advantage

Tùy vào nhập khẩu hay xuất khẩu, hàng FCL hay LCL, thị trường nước ngoài, thời điểm vận chuyển, yêu cầu của Khách Hàng mà sẽ có các loại phí, phụ phí khác nhau như:

– B/L – Bill of lading: Phí làm vận đơn đường biển

– THC – Terminal Handling Charge: Phí xếp container từ bãi lên tàu/ phí dỡ container từ tàu xuống bãi

– Seal: Phí seal niêm phong container

– Telex release: Phí điện giao hàng (nếu yêu cầu)

– Phí AMS (cho hàng xuất đi Mỹ)

– CFS – Container Freight Station: Phí xếp hàng vào container/phí xếp hàng từ container vào kho

– D/O – Delivery Order: Phí lệnh giao hàng

– CIC: Phí cân bằng container

– Handling fee: Phí theo dõi và xử lý từ lúc lô hàng ra khỏi nước xuất khẩu cho đến lúc nhập khẩu

– Phụ phí xăng dầu, phụ phí mùa cao điểm, phụ phí kẹt cảng,…

vantaibien + advantage

II. Cách tính giá cước vận chuyển đường hàng không

Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không gồm 2 phần là cước vận chuyển hàng không (Air Freight) và phí địa phương (Local Charges).

Cước vận chuyển hàng không sẽ có các mức như sau: -45| +45| +100| +300| +500| +1000, nghĩa là hàng hóa nằm trong mức nào thì sẽ áp dụng giá cước ở mức đó.

Ví dụ, nếu bạn có lô hàng nặng 60kgs thì sẽ áp dụng cước vận chuyển ở mức +45.

Bạn cũng cần chú ý đến 2 khái niệm là Gross Weight – GW (trọng lượng thực của hàng hóa và bao bì) và Chargeable Weight – CW (trọng lượng hàng hóa quy đổi).

Trong đó, trọng lượng hàng hóa quy đổi CW sẽ được tính theo 2 công thức sau:

– CT 1: (Số kiện x Dài x Rộng x Cao)/6000 (đơn vị của Dài, Rộng, Cao là cm). Sau đó quy đổi ra kgs.

– CT 2: (Số kiện x Dài x Rộng x Cao)*167 (đơn vị của Dài, Rộng, Cao là m). Sau đó quy đổi ra kgs.

So sánh GW và CW, trọng lượng nào lớn hơn sẽ dùng để tính cước vận chuyển.

Ví dụ:

    • Bạn có nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không 1 lô hàng nặng 15kgs (GW) nhưng cần đóng vào thùng có kích thước là 60x50x50 (cm).

=> Quy đổi từ thể tích sang trọng lượng: (60x50x50)/6000 = 25 kgs hoặc (0.6 x 0.5 x 0.5)*167= 25 kgs > 15kgs.
=> Vậy trọng lượng để tính phí vận chuyển là CW = 25kgs.

    • Cùng 1 lô hàng nặng như trên, nhưng nếu bạn đóng gói bằng 1 thùng hàng nhỏ hơn có kích thước là 50x40x30 (cm), thì:

=> Quy đổi từ thể tích sang trọng lượng: (50x40x30)/6000 = (0.5 x 0.4 x 0.3)*167= 10kgs < 15kgs
=> Vậy trọng lượng để tính phí vận chuyển là GW = 15 kgs

cuocvanchuyenhangkhong + advantage

Tùy vào nhập khẩu hay xuất khẩu mà sẽ có các loại phí khác nhau như:

– Air Freight: Cước vận chuyển hàng không

– AWB – Airway Bill: Phí làm vận đơn

– X – ray fee: Phí soi an ninh

– TCS fee: Phí hoạt động kho (bốc hàng, xe nâng, công nhân),…. Phí này kho thu xuất hóa đơn, forwarder có thể trả thay và xuất hóa đơn cho Khách Hàng.

– AMS – AMR – ENS: Phí khai báo hệ thống kiểm soát hàng hóa, mỗi quốc gia hoặc khu vực khác nhau sẽ có tên gọi khác nhau.

– Các loại phí khác (nếu có): Tùy theo thời điểm, nước nhập khẩu và hãng bay.

– D/O – Delivery Order: Phí lệnh giao hàng.

– Handling fee: Phí theo dõi và xử lý từ lúc lô hàng ra khỏi nước xuất khẩu đến lúc nhập khẩu.

III. Các thông tin cần có khi gửi yêu cầu book cước

1. Đối với vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Khi gửi yêu cầu book cước tàu cho Advantage Logistics, Khách Hàng cần chuẩn bị sẵn các thông tin quan trọng sau:

    • Tên điều khoản Incoterms
    • POL: Tên cảng đi
    • POD: Tên cảng đến
    • Quantity: Nếu là hàng FCL thì cần cung cấp số lượng container và loại container, còn nếu là hàng lẻ LCL thì cần cung cấp số khối. Ví dụ: Hàng FCL: 2×20’, hàng LCL: 3CBM.
    • Commodity: Tên hàng hóa, mô tả, hình ảnh hàng hóa (nếu có)
    • Yêu cầu đặc biệt về hàng hóa: Nhiệt độ, độ ẩm, thông gió, không được xếp chồng lên nhau,…

Đối với các mặt hàng là chất lỏng, liên quan đến hóa chất, dễ cháy nổ thì Khách Hàng phải cung cấp thêm MSDS (Material Safety Data Sheet) hay còn được gọi là Bảng hướng dẫn an toàn. Dựa vào MSDS để Advantage Logistics xác định được mức độ nguy hiểm và sẽ cung cấp giá cước chính xác cho mặt hàng này. Do nhiều hãng tàu sẽ không nhận vận chuyển hàng hóa có mức độ nguy hiểm cao nên việc cung cấp thông tin chi tiết như trên là vô cùng cần thiết. Các mặt hàng thường đòi hỏi MSDS là mỹ phẩm, nước hoa, hóa chất, than củi, dầu nhớt,…

Nếu hàng lẻ LCL là các loại máy móc có kích thước đặc biệt thì Khách Hàng nên gửi kèm kích thước để Advantage Logistics có thể kiểm tra xem mặt hàng này có đóng vừa trong container được không.

vantaihangkhong + advantage

2. Đối với vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Tương tự, khi gửi yêu cầu book cước hàng không, Khách Hàng nên chuẩn bị sẵn các thông tin cần thiết sau:

    • Tên điều khoản Incoterms
    • POL: Sân bay đi
    • POD: Sân bay đến
    • GW: Trọng lượng hàng hóa tính cả bao bì
    • DIM: Kích thước kiện hàng. Ví dụ: DIM: 50x50x60 (cm); 60x50x40 (cm) => Nghĩa là lô hàng có 2 thùng, kích thước mỗi thùng như trên. Còn trong trường hợp nếu có n thùng hàng kích thước giống nhau 50x40x50 (cm) thì sẽ ghi là: DIM: nx50x40x50 (cm)
    • Commodity: Tên hàng hóa, mô tả hàng hóa.
    • Yêu cầu đặc biệt về hàng hóa: Nhiệt độ, không được xếp các kiện chồng lên nhau,…

Trên đây là một số lưu ý của Advantage Logistics cho Khách Hàng khi sử dụng dịch vụ book cước đường biển và đường hàng không. Nếu Khách Hàng có thắc mắc gì về dịch vụ hoặc cần hỗ trợ báo giá cước thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin đính kèm bên dưới từ bây giờ nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng nhận các cuộc gọi hoặc email để tư vấn cho doanh nghiệp nhanh nhất có thể ạ!

>> Thông tin liên hệ của chúng tôi:

>> Nhận báo giá các dịch vụ của Advantage Logistics tại đây: 

>> Có thể bạn quan tâm: 

Write a Reply or Comment

facebook zalo
(+84)909054866